Lễ Trung Thu của Việt Nam và Hàn Quốc

Hàn Quốc

Chuseok, còn có tên gọi khác là Hangwi (lễ hội trăng rằm) hay Jungchujeol ( Tiết trung thu).

Chuseok đã trở thành một ngày nghỉ lễ trên toàn quốc vì hầu hết người Hàn Quốc đều kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Giám đốc iKA cũng bay về Hàn Quốc để đón Trung Thu với gia đình đó.

Vào những năm 1960, thời kỳ còn khó khăn, người dân sẽ làm bánh Songpyeon, một loại bánh bằng bột gạo vừa được thu hoạch trong vụ mùa. Người dân cho thêm hat dẻ, mật ong, vừng…. và làm cho bánh thành hình lưỡi liềm, vì người Hàn Quốc quan niệm rằng, trăng lưỡi liềm sẽ ngày vàng đầy lên, tròn vành vạch, điều đó sẽ tượng trưng cho sự tăng trưởng và phát triển.

 

                                                    

                                                                                                           (Bánh Trung thu của Hàn Quốc)

Sau đó tất cả người dân trong vùng sẽ tụ tập chào đón sự kiện trọng đại này. Phụ nữ sẽ tham gia giai điệu mùa theo vòng tròn gọi là Ganggangsuwolae, trong khi đàn ông thử sức mạnh trong các cuộc thi đấu vật.

Họ sẽ có nhưng cuộc vui thâu đêm

Những người con xa nhà cũng sẽ bắt những chuyến xe từ thành phố về thăm gia đình. Cả năm cũng như người Việt Nam, họ chỉ mong đến ngày nghỉ lễ Chuseok và Tết Nguyên Đán để về thăm cha mẹ. Từng đoàn xe dài nuối đuôi nhau, trải dài từ thành phố cho đến ngoại thành.

 

                                                    

                                                                                               (Hình ảnh tắc đường tại lễ Chuseok)

Việt Nam

Trung thu Việt Nam được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì sẽ được người lớn tặng đồ chơi, mặt nạ, đi rước đèn Trung thu tại làng.

Tại ngày này, các gia đình Việt Nam sẽ chuẩn bị mua bánh Trung Thu, các loài hoa quả hình tròn, đặc biệt là quả Bưởi, vì Việt Nam quan niệm hình tròn sẽ tượng trưng cho sự trọn vẹn, no đủ, mong 1 năm sẽ làm ăn nên ra.

 

                                                       

                                                                                        (Mâm cỗ tiêu biểu của lễ Trung Thu tại Việt Nam)

Khác với Hàn Quốc, thay vì sẽ có các cuộc chơi thâu đêm và các gia đình, bạn bè tụ họp với nhau. Người Việt Nam thường có xu hướng tự ở tại gia tận hưởng không khí trung thu. Sau khi làm mâm cúng tổ tiên, sẽ ăn cơm và sau đó người lớn sẽ dẫn trẻ con trong gia đình ra đình, đền của địa phương để phá cỗ Trung Thu.

Trung Thu tại Đình, đền , chùa. Sau khi phá cỗ xong sẽ có 1 tục lệ rất vui, gọi là rước đèn Trung Thu. Một chiếc đèn Trung Thu thật to được chuẩn bị, sẽ dẫn đầu, sau đó sẽ đi một vòng lớn quanh làng, có đèn, có nhạc, có trống, có kỳ lân.

 

                                                

                                                                                                      ( Lễ hội rước đèn Trung Thu)

Trung Thu ở Hàn Quốc hay ở Việt Nam, ít nhiều sẽ có sự khác biệt nhau, nhưng chung quy lại, đều là một ngày lễ lớn, và một ngày lễ tạ ơn của những người con đối với tổ tiên của mình.