NHỮNG ĐIỀU SẼ GẶP KHI BẠN TRỞ THÀNH DU HỌC SINH HÀN QUỐC 

 

      Nếu bạn đang cân nhắc về việc du học tại xứ sở kim chi thì bạn hoàn toàn có thể được trải nghiệm những điều dưới đây ở các trường đại học Hàn Quốc!

 

  1. Các trường đại học luôn chào đón bạn

Hiện nay, các trường đại học tại Hàn Quốc đang ngày càng cạnh tranh với nhau trong việc tuyển chọn sinh viên quốc tế nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. Nguồn lợi mà sinh viên quốc tế mang lại không chỉ về lợi nhuận mà còn giúp nâng cao hình ảnh và danh tiếng của những trường đại học đó trên toàn thế giới. Các trường đại học được phép nhận sinh viên quốc tế không giới hạn trong khi Bộ Giáo dục đặt ra chỉ tiêu số lượng đầu vào đối với các sinh viên người Hàn.

 

  1. Thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Hàn

Trừ khi bạn muốn tham dự những chương trình trao đổi sinh viên hoặc chương trình Thạc sỹ, bạn sẽ cần phải sử dụng thông thạo tiếng Hàn. Hầu hết các trường đại học đều yêu cầu bạn phải có chứng chỉ TOPIK (Test of Proficiency in Korean – Kiểm tra năng lực tiếng Hàn) đạt điểm số từ 04 trở lên (tương đương với trình độ trung cấp). Chương trình học Thạc sỹ cũng có những yêu cầu tương tự nhưng một số chương trình sẽ thoải mái hơn cho sinh viên tùy theo ngành học.

  1. Chỉ 25 – 30% các lớp học được dạy bằng tiếng Anh

Bạn sẽ được dạy học bằng tiếng Anh bởi các giáo sư Hàn Quốc.

 

     Và tất nhiên, bạn sẽ được dạy học bằng tiếng Anh bởi các giáo sư Hàn Quốc! Điều này có thể xảy ra đối với bất kỳ ngành học nào bạn chọn (chỉ có một ngoại lệ duy nhất là Ngôn ngữ Hàn). Các giáo sư người Hàn sẽ dạy bạn bằng tiếng Anh, tuy nhiên khả năng Anh ngữ của họ có thể không tốt lắm, vì thế việc thông thạo tiếng Hàn sẽ rất có lợi nếu bạn cần sự trợ giúp từ những người bạn Hàn Quốc. Đối với các sinh viên Hàn Quốc, động lực chính để học tiếng Anh là nhằm đạt điểm TOEIC tương đối tốt hoặc để có thể hiểu những gì giáo sư nói trong bài giảng.

 

  1. Học phí và chi phí nơi ở tương đối rẻ

Trung bình học phí cho một năm học tại Hàn Quốc khoảng 6.700.000 Won (tương đương 6.000 USD – khoảng 130 triệu đồng). Đối với các ký túc xá trong trường, bạn sẽ chỉ phải trả khoảng 700.000 won (tương đương 625 USD – khoảng 14 triệu đồng). So với mức học phí lên đến 22.000 USD (khoảng gần 500 triệu đồng) cho một năm học tại Mỹ, bạn còn ngại gì mà không xách balo lên và bay ngay tới Hàn Quốc du học nào?

  1. Không phải trường đại học nào ở Hàn Quốc cũng như nhau

S.K.Y – viết tắt của 03 trường đại học hàng đầu Hàn Quốc.

 

   Hầu hết học sinh trung học ở Hàn đều mơ đến 03 chữ cái quyền lực mỗi khi đi ngủ, đó chính là S.K.Y. Các chữ cái này đại diện cho 03 trường đại học hàng đầu là: Đại học Quốc gia Seoul (Seoul National University – SNU), Đại học Hàn Quốc (Korea University – KU) và Đại học Yonsei (Yonsei University – YU). Dù có thể 01 trong số 03 trường S.K.Y chưa phải là ngôi trường đào tạo tốt nhất về chuyên ngành bạn học, nhưng với bằng cấp bạn có được từ S.K.Y (đặc biệt là của Đại học Quốc gia Seoul – SNU), con đường dẫn bạn đến thành công trong cuộc sống ở Hàn Quốc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Những trường đại học này cũng cạnh tranh quyết liệt với nhau (nhất là Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei) trong khi các trường đại học khác ở Hàn tổ chức tuyển sinh liên tục để đạt đủ chỉ tiêu.

 

  1. Sự tự do trong môi trường đại học

     Cuộc sống của sinh viên đại học tại Hàn Quốc đòi hỏi sự cân bằng trong các hoạt động với cường độ cao. Sinh viên Hàn Quốc vốn đã quen với việc học tập không ngừng từ sau trung học. Lên đại học, rất nhiều sinh viên được ra ngoài sống và họ có ít áp lực hơn để có thể tiếp tục nghiên cứu và tham gia các lớp học. Việc bỗng nhiên được tự do và có ít áp lực như thế đồng nghĩa với một điều, đó chính là: tiệc tùng. Sinh viên Hàn Quốc cũng tiệc tùng thả ga và có thể còn thường xuyên hơn so với khi bạn tổ chức tiệc tùng với bạn bè ở nhà đấy!

 

  1. Áp lực từ việc kết bạn với các đàn anh trong trường

      Lần đầu trong đời các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm cảm giác đầy quyền lực. Vì sao ư? Tại Hàn Quốc, việc được là một sinh viên năm cuối sẽ đi kèm với rất nhiều đặc quyền và những trò nghịch phá. Đàn em khóa dưới sẽ xem các “tiền bối” như những cố vấn của họ để được chỉ bảo và sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà đàn anh cho rằng họ nên làm, thậm chí bao gồm nhậu nhẹ và tiệc tùng thâu đêm. Nếu bạn là một “đàn em khóa dưới” và gặp được những đàn anh giỏi giang, sãn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống thì còn gì tuyệt hơn! Nhưng nếu không thì việc luôn phải nghe theo những yêu cầu vô lý sẽ làm bạn khá là mệt mỏi đấy.