Hàn Quốc là một quốc gia có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, lịch của Hàn Quốc cũng có những điểm khác biệt so với Việt Nam. Hãy cùng PYS Travel tìm hiểu lịch Hàn Quốc trong bài viết dưới đây để có thể lựa chọn được thời gian đi phù hợp cũng như biết được ngày diễn ra lễ hội để có được chuyến đi ý nghĩa.

1.Giới thiệu về lịch Hàn Quốc

Lịch truyền thống của Hàn Quốc hay lịch Dangun ( 단군 ;檀 君) là lịch âm dương . Ngày tháng được tính từ kinh tuyến của Hàn Quốc (kinh tuyến thứ 135 về phía đông theo thời hiện đại của Hàn Quốc), và các quan sát và lễ hội dựa trên văn hóa Hàn Quốc .

Người Hàn Quốc chủ yếu sử dụng lịch Gregorian, được chính thức áp dụng vào năm 1896. Tuy nhiên, các ngày lễ truyền thống và cách tính tuổi cho các thế hệ lớn tuổi vẫn dựa trên lịch cũ.

Lịch sử của lịch Hàn Quốc

Giống như hầu hết các loại lịch truyền thống của các nước Đông Á khác, Lịch Hàn Quốc chủ yếu bắt nguồn từ lịch Trung Quốc .Lịch truyền thống chỉ định các năm của nó thông qua tên thời đại Hàn Quốc từ năm 270 đến năm 963, sau đó đặt tên thời đại Trung Quốc với tên thời đại Hàn Quốc tại một vài thời điểm cho đến năm 1894. Năm 1894 và 1895, âm lịch được sử dụng với các năm được đánh số từ nền tảng của triều đại Joseon vào năm 1392.


Lịch tháng 1 năm 2022 theo lịch Hangul Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Gregorian được thông qua vào ngày 1 tháng 1 năm 1896, với tên thời Hàn Quốc là Geon-yang (건양 / Hanja : 建 陽," thông qua lịch mặt trời "). Tuy nhiên, vì lịch Hàn Quốc hiện nay dựa trên hình dạng của mặt trăng nhìn từ Hàn Quốc, nên đôi khi lịch khác với lịch truyền thống của châu Á theo một ngày, mặc dù quy tắc cơ bản là giống nhau. Kết quả là, đôi khi ngày đầu năm mới khác nhau giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, lần cuối cùng diễn ra vào năm 1997.

2. Các ngày đại lễ trong lịch Hàn Quốc

Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia có hệ thống ngày lễ vô cùng đa dạng, đây là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng ăn uống vui chơi sau những bộn bề làm việc và học tập. Lịch Hàn Quốc có các ngày lễ lớn như:

2.1. Tết dương lịch

Tết dương lịch (ngày 1 tháng 1) – ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius. Đây là dịp nghỉ lễ chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Tuy không trọng đại bằng Tết Nguyên đán nhưng mọi người vẫn rất háo hức mong chờ ngày lễ này. Trong ngày nghỉ duy nhất này, người Hàn thường tổ chức đi chơi, gặp mặt bạn bè, người thân hoặc dành thời gian thư giãn, lấy lại tinh thần sau những ngày bộn bề công việc.


Bắn pháo hoa bên sông Hàn (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Tết âm lịch của Hàn Quốc

Tết âm lịch ở Hàn Quốc mang những nét tương đồng so với Tết Nguyên Đán trong văn hóa ở Việt Nam, kéo dài trong 3 ngày là ngày 30 Tết, ngày mùng 1 và ngày mùng 2 Tết. Seollal đánh dấu khởi đầu cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Hàng năm, cứ đến mỗi độ Seolla, không khí Tết lại rộn ràng khắp phố phường.


Gia đình quây quần bên nhau trong ngày Tết Nguyên Đán (Ảnh: Sưu tầm)

Đây là dịp để các gia đình sum họp và cùng nhau tận hưởng không khí năm mới, thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Vào những ngày này, nhà nào cũng treo trước cửa một chiếc Bok-jo-ri ( xẻng bằng rơm) với niềm tin và mong ước nhận được phúc lộc quanh năm.


Xẻng bằng rơm thường được treo trước cửa trong diệp tết Nguyên Đán của người Hàn (Ảnh: Sưu tầm)

Đây là ngày được người Hàn Quốc coi trọng nhất trong năm, vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi tất cả đều mặc trang phục truyển thống hanbok, hành lễ trước tổ tiên với nghi lễ thờ cúng Charye, thưc hiện nghi lễ cúi đầu chào truyền thống sebe và cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống, thưởng thức Tteok-kuk (Canh bánh gạo). Đây luôn luôn là món ăn mà người Hàn Quốc thưởng thức đầu tiên vào dịp năm mới với niềm tin về sự thuần khiết và sự trường thọ.


Người Hàn Quốc rất khắt khe trong mâm cơm ngày Tết (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Tết Trung thu của Hàn Quốc – Chuseok (ngày rằm tháng Tám âm lịch)

Chuseok, cùng với Seollal, là ngày lễ trọng đại nhất ở Hàn Quốc. Chuseok được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch.


Các hoạt động truyền thống trong ngày Trung Thu Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Cũng giống như Tết âm lịch Hàn Quốc, các gia đình tụ họp với nhau tiến hành một nghi lễ thờ cúng tổ tiên và cùng thưởng thức bữa tiệc với các món ăn truyền thống gồm có bánh gạo songpyeon (hấp trên lá cây thông) mà cả gia đình cùng nhau chế biến.


Bánh trung thu của người Hàn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)

Khác với Việt Nam, Trung thu đối với người Hàn Quốc quan trọng không thua kém gì tết âm lịnh (hay tết nguyên đán của người Việt) bởi vì đây là thời điểm vụ mùa được thu hoạch, mọi hoạt động được nghỉ ngơi, ăn mừng trong xã hội phong kiến với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp. Tiếp tục tinh thần giữ gìn truyền thống văn hóa bản địa, người Hàn Quốc vẫn xem trung thu là một kỳ nghỉ lớn kéo dài 3 ngày liên tiếp và mọi gia đình sẽ quây quần ăn uống, vui vẻ bên nhau.


(Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, người Hàn Quốc thường đi tảo mộ trong những ngày này thay vì vào ngày tết âm lịch như người Việt Nam. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa 2 nền văn hóa Hàn-Việt trong chế độ sử dụng lịch âm lịch.

2.4. Lễ Phật đản tại Hàn Quốc (8/4 âm lịch)

Phật Giáo là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc. Chính vì thế, ngày Lễ Phật Đản cũng chính là ngày nghỉ lễ quốc gia của đất nước này. Lễ Phật Đản ở Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 08 – 04 âm lịch, để kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật.

Cứ vào ngày này hàng năm, đường phố Hàn Quốc lại được trang hoàng bởi sự rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ loại màu sắc. Người dân xứ sở kim chi lại náo nức cho một mùa Lễ hội đèn lồng hoa sen – Yeondeung. Bắt nguồn từ câu chuyện Binjaildeung ( tạm dịch là “cây đèn của người nghèo”) về một cô gái nghèo đã dùng toàn bộ số tiền cô dành dụm được để mua một chiếc đèn dâng lên đức Phật. Lòng thành của cô gái đã khiến cho duy nhất chiếc đèn của cô còn sáng, trong khi hàng vạn chiếc đèn khác đều tắt ngấm.


(Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài lễ rước đèn, người dân Hàn Quốc còn tổ chức Lễ đánh trống và đánh chuông, Lễ Tắm Phật với ý nghĩa thức tỉnh và làm sạch phiền toái, trần bụi

2.5. Tết độc lập của Hàn Quốc (1/3 dương lịch)

Là dấu son vàng trong lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc của người dân xứ sở kim chi. Vào ngày 1/3/1919, tại công viên Tapgol (thuộc thủ đô Seoul) bản tuyên ngôn độc lập đã vang lên trước toàn dân như một lời tuyên bố độc lập, tự do khỏi ách thống trị của Đế quốc Nhật cho toàn thế giới.


Người Hàn vui vẻ trong ngày tết Độc lập (Ảnh: Sưu tầm)

2.6. Ngày Giải phóng của Hàn Quốc (15/8 dương lịch)

Ngày 15/8/1945, Hàn Quốc thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, chính thức thành lập chính phủ mới. Kể từ đó, hằng năm cứ vào dịp 15/8 nhân dân nước này lại tổ chức “ăn mừng” để tưởng nhớ sự kiện đầy tự hào này.


(Ảnh: Sưu tầm)

2.7. Ngày lễ Hangeul của Hàn Quốc (09/10 dương lịch)

Ngày lễ Hangeul kỷ niệm ngày Vua Sejong Vĩ đại phát minh và công bố chữ Hangeul – chữ viết chính thức của tiếng Hàn. Vào năm 1997, UNESCO đã đưa Hangeul vào Danh sách Ký ức Thế giới.


(Ảnh: Sưu tầm)

2.8. Ngày Lập quốc của Hàn Quốc (3/10 âm lịch)

Diễn ra vào ngày 3 tháng 10 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày thành lập nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc. Người ta cho rằng ngày này là do Hoàng đế Dangun lập ra, người được biết đến là ông tổ của người Hàn Quốc trong văn hóa dân gian cổ xưa.

2.9. Lễ Giáng sinh của Hàn Quốc (25/12 dương lịch)

Giáng sinh là một ngày lễ của Đạo Thiên chúa kỷ niệm sự ra đời của Đức Chúa Giêsu. Nhiều quận trung tâm thành phố được trang trí với cây thông Noel và đèn. Các khu thương mại nhộn nhịp như Myeong-dong, Khu Du lịch Đặc biệt Itaewon, và Đại học Hongik (phố Hongdae) chật ních với những người tìm kiếm bầu không khí của lễ hội Giáng sinh.


(Ảnh: Sưu tầm)

Trên đây là những thông tin về lịch Hàn Quốc cùng những ngày đại lễ diễn ra trong lịch của người Hàn để du khách cùng tham khảo. Hãy chuẩn bị và lên một lịch trình du lịch thật chu đáo để có được những kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia các lễ hội tại xứ sở kim chi. PYS Travel chúc bạn sẽ có được một chuyến đi thật tuyệt vời và nhiều niềm vui.