TOP 10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ TIẾNG
Hàn Quốc được biết đến là một đất nước có sự phát triển mạnh mẽ và được mệnh danh là một trong 4 con rồng Châu Á về kinh tế - tài chính. Chính vì vật, trào lưu học tiếng Hàn cũng ngày càng trở nên được ưa chuộng trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cùng IKA tìm hiểu về 10 sự thật thú vị về tiếng Hàn thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Là một ngôn ngữ biệt lập
Một số nhà ngôn ngữ cho rằng tiếng Hàn thuộc hệ ngữ Altai, có liên quan đến một số ngôn ngữ như Thổ Nhĩ Kì, Mông Cổ, Phần Lan, Hungary. Nhưng thực tế, tiếng Hàn được công nhận là một ngôn ngữ biệt lập (hệ ngữ Triều Tiên – Koreanic), không liên quan đến bất kì một ngôn ngữ nào khác hiện có trên Trái Đất
2. Tiếng Hàn chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc
Có thể bạn chưa biết, ngữ pháp tiếng Hàn giống với tiếng Nhật nhất trong khi từ vựng lại gần với tiếng Trung. Do mối quan hệ giữa người Trung và người Hàn, cũng giống như tiếng Việt là từ thuần Việt, Hán Việt và từ mượn, tiếng Hàn cũng được chia ra là từ thuần Hàn chiếm khoảng 35%, từ Hán Hàn chiếm tới 60% và có khoảng 5% từ vay mượn các ngôn ngữ khác.
3. Động từ luôn đặt cuối cùng trong câu
Ngược lại với tiếng anh hay tiếng việt là ngôn ngữ SVO (subject – verb – object: chủ ngữ - động từ - tân ngữ) thì tiếng Hàn lại là ngôn ngữ SOV (subject – object – verb: chủ ngữ - tân ngữ - động từ), có nghĩa động từ luôn là thành phần cuối cùng trong câu đứng sau tân ngữ.
4. Có 2 hệ thống đếm khác nhau
Do sức ảnh hưởng lớn của âm Hán, hệ thống số đếm của âm Hàn được chia thành số thuần Hàn và số Hán Hàn. Hệ thống số thuần Hàn được dùng để nói về tuổi (dưới 100), đồ vật, giờ, số lần và số thứ tự (dưới 100). Còn đối với số Hán Hàn sử dụng để thể hiện số phút và một số phép đo lường khác như tiền, phút, giây, ngày, tháng, năm, số nhà, số phòng, tầng…và được sử dụng để đếm từ 100 trở lên
5. Tiếng Hàn có đến 7 cấp độ kính ngữ
Chắc hẳn ai đã từng học tiếng Hàn đều biết đến hệ thống kính ngữ vô cùng phức tạp của người Hàn Quốc. Có thể nói kính ngữ vô cùng quan trọng trong tiếng Hàn, nó thể hiện vai vế, địa vị xã hội, độ tuổi, sự tôn trọng giữa người nói và người nghe. Trong các doanh nghiệp hay tổ chức của người Hàn, nhất định phải lưu ý đến điều này nhé.
6. Ngôn ngữ khó nhất thế giới
Tiếng Hàn được xếp vào một trong 4 ngôn ngữ khó nhất thế giới bên cạnh tiếng Trung, Nhật và Ả Rập. Theo ước tính, người học tiếng Hàn cần dành khoảng 2200 giờ để học ngoại ngữ này.
7. Người Hàn hay dùng đại tư nhân xưng mang tính “cộng đồng”
Trong văn hóa và xã hội Hàn Quốc, ý thức cộng đồng nghĩ đến gia đình hoặc trực thuộc mạnh hơn chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, người hàn thường dùng đại tư nhân xưng 우리 “chúng tôi”, “chúng ta” hơn là “tôi”. Đây cũng là một văn hóa độc đáo mà những người học tiếng Hàn có thể phải mất nhiều thời gian mới có thể hiểu được.
8. Phụ âm Hangul được mô phỏng theo khẩu hình
Căn cứ vào sách Huấn dân chính âm, chữ Hangul có nguyên lý sáng tạp một các khoa học, rõ ràng, độc đáo, thế hiện đầy đủ các ngữ âm học quan trọng nhất như
- Quy định nguyên âm và phụ âm
- Các phụ âm được mô phỏng từ hình dạng cơ quan cấu âm như môi, răng, vòm miệng (khẩu hình khi phát âm), trong đó thể hiện cả vị trí cấu âm
- Phương pháp cấu âm của phụ âm thể hiện qua việc giống với âm trong chữ Hán
- Phương pháp cấu âm của nguyên âm thể hiện qua việc mô tả phát âm mạng nhẹ, nông, sâu,…
Có thể nói, Hangul là một phát minh vĩ đại, là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc. Nguyên âm trong tiếng Hàn được mô phỏng từ hình ảnh Trời, Đất, con người trong thuyết Tam tài Thiên Địa Nhâ. Một số neys được thêm vào để tạo ra con chữ khác có ít nhất một đặc điểm giống với con chữ ban đầu.
9. Tiếng Hàn mượn tạm hệ thống chữ Hán của Trung Quốc, cho đến thế kỷ 15 Mặc dù đã tồn tại hàng ngàn năm, nhưng phải đến thế kỷ 15, bảng chữ cái riêng của tiếng Hàn mới được chính thức tạo ta bởi vua Sejong, vị vua thứ 4 của triều đại Joseon. Trước đó, người Hàn quốc sử dụng chữ Hán của Trung Quốc, gọi là Hanja và là một ngôn ngữ tương đối khó học. Chính vì vậy, để xóa nạn mù chữa, Hangul được Sejong đại đế tạo ra với 21 nguyên âm và 19 phụ âm, được xâu dựng dựa tên sự hài hòa của học thuyết âm dương. Năm 1997, Hangul được UNESCO công nhận giá trị văn hóa và vinh doanh là “Di sản tư liệu thế giới”
10. Tiếng Hàn ở Bắc và Nam Triều Tiên là khác nhau
Thời gian bị chia cắt khá lâu dẫn đến tiếng Hàn tại Bắc và Nam Triều Tiên đã phát triển và biến đổi dẫn đến từ vựng, phát âm và ngữ pháp hiện tại đã có sự khác biệt khá nhiều.